Theo tìm hiểu từ trường Cao đẳng Y Hà Nội số thí sinh sớm rời khỏi cuộc đua xét tuyển đại học để học nghề đang có dấu hiệu tăng trong những năm qua. Từ những thực tế này các chuyên gia nhận định là tín hiệu tích cực cho thị trường lao động trong tương lai.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022, hơn 386.000 em bỏ xét tuyển đại học, chiếm khoảng 35%. Con số này tăng so với 2021 và 2020, số học sinh bỏ xét tuyển đại học lần lượt là 227.000 và 237.000, chiếm hơn 20% số thí sinh thi tốt nghiệp.
Các tỉnh thành có nhiều học sinh không xét tuyển đại học năm ngoái gồm: Hà Nội 22.100 em, Thanh Hóa 15.700, Nghệ An 14.100… Nhìn chung có hai lý do chính khiến hàng trăm nghìn thí sinh bỏ xét tuyển đại học. Thứ nhất, các em có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Thứ hai, học phí đại học sẽ tăng theo quy định mới, nên học sinh và các gia đình sẽ cân nhắc về tài chính.
Nếu không xét tuyển đại học trong nước, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể học nghề (cao đẳng, trung cấp, các khóa đào tạo ngắn hạn), đi làm luôn. Tháng 12/2022, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết năm qua các trường nghề tuyển được gần 2,45 triệu học viên, tăng 500.000 người so với năm 2021 và cao nhất trong 5 năm qua.
Việc học sinh xác định được mình cần gì là tín hiệu đáng mừng, cho thấy hoạt động phân luồng sau THPT đã có tác dụng. Trong quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu thu hút 50-55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT học nghề.
Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp có bằng đại học trở lên chiếm 20,7% – cao nhất trong tổng số lao động không có việc làm. Tỷ lệ này với người tốt nghiệp cao đẳng là 10,1% và trung cấp 7,6%.
Về thu nhập, người có bằng đại học trở lên (gồm cả thạc sĩ, tiến sĩ…) kiếm bình quân 9,2 triệu đồng một tháng (năm 2021), sơ cấp 6,95 triệu, cao đẳng 7,1 và trung cấp 6,83 triệu đồng. Dù nhóm tốt nghiệp đại học thu nhập cao hơn, nhưng theo chuyên gia, chênh lệch này không đáng kể so với chi phí đào tạo đắt đỏ, thời gian dài đào tạo của hệ đại học, sau đại học so với các hệ còn lại.
Thực tế tâm lý chuộng bằng cấp vẫn còn, để thu hút thí sinh và thực sự biến việc chọn học nghề trở thành xu hướng, các trường cao đẳng, trung cấp như trường Cao đẳng Y Hà Nội cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Cùng với đó đẩy mạnh công tác đào tạo khối ngành mà xã hội đang khan hiếm như Chăm sóc sắc đẹp. Tạo bước đột phá trong tương lai về đào tạo nghề nghiệp.